Địa lý Libya

Bài chi tiết: Địa lý Libya
Bản đồ LibyaJabal Al Akdhar gần Benghazi là vùng ẩm ướt nhất tại Libya. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 400 đến 600 millimét.[43]

Libya rộng 1.759.540 km² (679.182 dặm vuông), là nước rộng thứ 17 trên thế giới. phía bắc Libya được bao bọc bởi Địa Trung Hải, phía tây giáp với TunisiaAlgérie, phía tây nam với Niger, phía nam với TchadSudan, và phía đông giáp Ai Cập. Với một đường bờ biển dài 1770 kilômét (1100 dặm), Libya là quốc gia có đường bờ biển dài nhất ở Địa Trung Hải[44][45]. Khí hậu đa phần là khô và kiểu sa mạc. Tuy nhiên, các vùng phía bắc có khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa hơn.

Các vùng địa lý theo lịch sử là Cyrenaica, TripolitaniaFezzan. Hai thành phố quan trọng nhất là thủ đô Tripoli ở phía tây bắc Libya và Benghazi, nằm ở phía đông. Các thành phố lớn khác gồm Misratah, Sirte và Sabha[46].

Các thiên tai gồm gió nóng, khô mang theo nhiều bụi (tại Libya thường được gọi là gibli). Đây là gió ở phía nam xuất hiện trong thời gian từ một đến bốn ngày vào mùa xuânmùa thu. Ngoài ra còn có các trận bão bụibão cát. Các ốc đảo có rải rác trên khắp lãnh thổ, các ốc đảo lớn nhất là GhadamesKufra.

Sa mạc

Những ngọn núi bị bào mòn tuyệt đẹp ở phía nam đất nước

Sa mạc Libya bao phủ hầu như toàn bộ vùng đông Libya, là một trong những địa điểm khô cằn nhất trên thế giới. Tại nhiều vị trí, trong thời gian hàng thập kỷ không có mưa, và thậm chí tại những vùng cao nguyên mưa rất hiếm khi xảy ra, chỉ một lần trong khoảng 5-10 năm. Tại Uweinat, trận mưa cuối cùng xảy ra vào tháng 9 năm 1998[47]. Có một vùng đất trũng rất rộng được đặt tên là vùng Đất trũng Qattara, ở ngay phía nam dãy núi cực bắc, cùng với ốc đảo Siwa ở cực tây. Vùng này dốc nghiêng về phía tây, chạy tới hai ốc đảo Jaghbub và Jalo.

Tương tự như vậy, khí hậu ở sa mạc Libya có thể rất khắc nghiệt; năm 1922, thị trấn Al 'Aziziyah, nằm ở phía tây Tripoli, có nhiệt độ lên tới 57.8°C (136.0°F), thường được coi là mức nhiệt độ không khí cao nhất từng ghi nhận được trên thế giới[48].

Có một số ốc đảo không người ở nằm rải rác, thường liên kết với các vùng trũng lớn, nơi có thể tìm thấy nước khi đào sâu xuống đất vài feet. Ở phía tây, có một số nhóm ốc đảo nằm phân tán và không liên kết với các vùng đất trũng, nhóm Kufra, gồm Tazerbo, Rebiana và Kufra[47].

Ngoài các vách núi, địa hình bằng phẳng ở đây chỉ bị ngắt quãng bởi một loạt các cao nguyên và các khối núi ở gần trung tâm Sa mạc Libya, xung quanh điểm giao cắt biên giới Ai Cập - Sudan - Libya.

Phong cảnh sa mạc phía nam Libya; 90% lãnh thổ nước này là sa mạc

Hơi xa hơn về phía nam là các khối núi Arkenu, Uweinat và Kissu. Những ngọn núi đá granite này rất cổ, đã được hình thành từ lâu trước những viên đá sa thạch xung quanh chúng. Arkenu và Tây Uweinat là những vòng phức hợp rất giống với các vòng tại dãy núi Air. Đông Uweinat (điểm cao nhất ở Sa mạc Libya) là một cao nguyên đá sa thạch kề sát phần đá granite ở phía tây[47]. Đồng bằng ở phía bắc Uweinat mang một số đặc điểm núi lửa đã bị ăn mòn.

Năm 1996 bộ phim Bệnh nhân người Anh khiến mọi người quan tâm hơn tới sa mạc Libya giống như tác phẩm văn học nguyên mẫu của bộ phim này đã gây ra năm 1992[49].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Libya //nla.gov.au/anbd.aut-an35304693 http://poli.vub.ac.be/cbw/cbw/003020100.html http://www.cbv.ns.ca/dictator/Amin.html http://www.lib.unb.ca/Texts/JCS/bin/get7.cgi?direc... http://www.lib.unb.ca/Texts/SCL/Vol22_1/fledderu.h... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003452.php http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf/(Symbol)/E.1990.5... http://www.adherents.com/adhloc/Wh_185.html http://allafrica.com/stories/201107210928.html http://www.arabicnews.com/ansub/Daily/Day/060608/2...